Header Ads

Breaking News
recent

Vi bằng có khác gì với việc luật sư chứng

(Thừa phát lại 24h)-Tôi là 1 thư ký nghiệp vụ, cách đây ít hôm, tôi có tiếp chuyện với 1 khách hàng là 1 phụ nữ yêu cầu lập vi bằng về việc người này cho 1 người khác vay tiền. Tôi báo phí lập vi bằng tại trụ sở văn phòng là 3 triệu đồng (đã bao gồm phí soạn thảo hợp đồng vay tiền, chụp hình...vv). Người phụ nữ này tỏ ý chê phí lập vi bằng hơi cao.
vi bằng khác gì với luật sư làm chứng
Hình minh hoạ


- Trước chị toàn làm ở văn phòng luật sư, người ta lấy có 2 triệu đồng một lượt. Nay nghe người ta nói đến Thừa phát lại làm thì chắc ăn hơn nhưng sao mắc quá vậy?

Tôi cười mỉm giải thích với khách rằng:

- Luật sư hay Thừa phát lại khi tham gia vào việc cho vay tiền của chị thì cũng với tư cách là người làm chứng. Tuy nhiên, khác với luật sư, tư cách làm chứng của Thừa phát lại là đương nhiên do pháp luật quy định và vi bằng do Thừa phát lại lập đã có giá trị chứng cứ mà không cần chứng minh hay xác minh gì thêm. Luật sư chứng cho việc vay tiền của chị cũng chỉ với tư cách là 1 người chứng thông thường cũng như ông hàng xóm chứng cho chị!
- Tôi vẫn chưa hiểu cho lắm!
- Vậy, em lấy ví dụ này cho chị dễ hiểu. Nếu như hợp đồng vay tiền của chị mà được 1 vị luật sư nào đấy chứng. Lỡ sau này rủi ro mà các bên tranh chấp, kiện nhau ra toà thì để phục vụ cho việc giải quyết vụ việc,Toà phải mời vị luật sư đã chứng hợp đồng cho chị lên đối chất với tư cách là người làm chứng. Nếu vì 1 lý do gì đó mà vị luật sư này không thể tham gia hay có mặt tai Toà án để đối chất thì sao? Lúc đó, tuỳ trường hợp mà toà án giải quyết nhưng chắc chắn thời gian giải quyết vụ việc của chị sẽ lâu hơn bình thường. Toà cũng có thể phải tiến hành thủ tục xác minh chữ ký, dấu vân tay...vv của các chị nếu cảm thấy cần thiết. 

Đối với vi bằng của Thừa phát lại, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên chỉ cần đưa vi bằng của Thừa phát lại cho toà án. Toà án sẽ căn cứ vào vi bằng để giải quyết vụ việc mà không phải mời Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ đã lập vi bằng cho chị lên để đối chất. Bởi vì bản thân vi bằng đã có giá trị chứng cứ. Vi bằng của Thừa phát lại được lập theo 1 quy trình thủ tục chặt chẽ, bao gồm lời chứng của Thừa phát lại, hình ảnh các bên lập hợp đồng vay, hình ảnh các bên giao nhận tiền và vi bằng được đăng ký tại sở tư pháp trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày lập nên có giá trị chứng cứ cao. 
Sau môt hồi, vị khách này cũng đồng ý làm vi bằng với mức phí như trên! 

Đức Hoài

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.