Hình ảnh quay, sao chụp được khi lập vi bằng thì đính kèm vi bằng như thế nào?
(Thừa phát lại 24h)-Vừa qua, thông qua chuyên trang Tìm hiểu Thừa phát lại trên mạng xã hội facebook (https://www.facebook.com/) và chuyên trang tin tức Thừa phát lại - Thừa phát lại 24h (http://www.thuaphatlai24h.com.vn/), Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức-TP.HCM đã nhận được nhiều thắc mắc cần chia sẻ từ các văn phòng Thừa phát lại ở các địa phương thí điểm giai đoạn 2 (ngoài địa bàn TP.HCM). Trong đó, vấn đề các hình ảnh được quay phim, sao chụp lại khi lập vi bằng thì đính kèm, thể hiện vào vi bằng như thế nào là một vấn đề mà một số văn phòng vẫn còn lúng túng chưa biết cách xử trí sao cho phù hợp.
Khai trương văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức
Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức có một số ý kiến chia sẻ, trao đổi cùng các đồng nghiệp về vấn đề này như sau:
Hiện nay, quy định về hình thức của vi bằng chỉ vỏn vẹn trong Điều 27 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh rằng "Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác"
Mẫu vi bằng quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC- BTC ban hành ngày 28/02/2014 có đoạn:
"Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.
Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, văn bản, giấy tờ sau: (nếu có)
1) .....................................................................................................................
2) .....................................................................................................................
........................................................................................................................."
Trước hết, chúng tôi muốn nêu lại một lần nữa định nghĩa vi bằng trên thực tế:
"Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng". Đây là định nghĩa do Thư ký nghiệp vụ Đức Hoài đưa ra đã khá lâu và được đa phần các đồng nghiệp trong nghề Thừa phát lại thừa nhận, sử dụng lại trong các bài viết về chế định Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức lập vi bằng về việc kiểm kê tài sản
Phải khẳng định rằng, vi bằng do Thừa phát lại lập, quan trọng nhất là các đoạn video, âm thanh hoặc hình ảnh sao chụp được. Bởi vì, các câu từ mô tả trong vi bằng của Thừa phát lại phải căn cứ vào các đoạn video, âm thanh hoặc hình ảnh sao chụp được này và việc mô tả phải khách quan, trung thực. Trên thực tế, cách đưa hình ảnh, video vào vi bằng cũng được các văn phòng thực hiện một cách đa dạng về hình thức. Tuy nhiên, dù với phương cách nào thì cách trình bày các hình ảnh và video đó phải phù hợp với quy định pháp luật và có giá trị minh chứng cho vi bằng.Các câu hỏi được đặt ra là:
- Hình ảnh, video đính kèm vi bằng thì đưa vào vi bằng như thế nào?
- Cách đóng dấu vào hình ảnh và Thừa phát lại có ký gì vào hình ảnh hay không?
(*) VỀ HÌNH ẢNH, trong tiến trình lập vi bằng thì hình ảnh có thể được chụp lại nhiều hay ít tùy từng vụ việc lập vi bằng cụ thể. Những vụ việc có tính chất kéo dài, phức tạp thì hình ảnh sao chụp sẽ nhiều hơn và ngược lại. Khi đưa hình ảnh vào vi bằng, chúng ta có 2 cách đưa chính.
+ Cách thứ nhất, trong vi bằng, chúng ta mô tả hành vi, sự kiện lập vi bằng đến đâu thì chèn hình ảnh minh họa đến đó. Cách này có ưu điểm là giúp người đọc vi bằng nhanh chóng hình dung, hiểu và nắm bắt được diễn biến của hành vi, sự kiện được mô tả trong vi bằng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó trong những vi bằng mô tả những hành vi, sự kiện kéo dài thì việc đưa hình ảnh như vậy sẽ khiến bố cục của vi bằng không đẹp vì sẽ bị lệch hình hoặc dồn chữ trong trang.
+ Cách thứ hai, hình ảnh đưa vào vi bằng như một tài liệu đính kèm vi bằng. Tức rằng, trong vi bằng chỉ sử dụng câu từ để mô tả, còn hình ảnh thì được đính kèm ở cuối vi bằng. Khi sử dụng cách này, có Thừa phát lại thì trong vi bằng, khi đến nhắc đến hành vi sự kiện nào thì sẽ ghi chú là hình ảnh thứ bao nhiêu trong HÌNH ẢNH ĐÍNH KÈM VI BẰNG; có Thừa phát lại thì không ghi chú như vậy mà sẽ ghi chú ngay dưới mỗi bức hình trong HÌNH ẢNH ĐÍNH KÈM VI BẰNG rằng bức hình đó mô tả điều gì?
Cách thứ hai có ưu điểm là bố cục, cách trình bày vi bằng sẽ đẹp hơn cách thứ nhất. Tuy nhiên, người đọc khó theo dõi và khó hình dung nội dung, sự kiện hành vi lập vi bằng hơn cách thứ nhất.
HÌNH ẢNH ĐÍNH KÈM VI BẰNG nên được chèn vào giấy A4 và in ra bằng máy in màu, tránh trường hợp in đen trắng hoặc ra từng bức ảnh như tiệm chụp hình.
Các văn phòng Thừa phát lại cũng thắc mắc là đóng dấu và ký vào các hình ảnh này như thế nào? Đối với cách thứ nhất ở trên thì Thừa phát lại đã ký vào từng trang vi bằng nên không có gì phải bàn. Đối với cách thứ hai, Thừa phát lại có thể ký vào từng trang HÌNH ẢNH ĐÍNH KÈM VI BẰNG hoặc không (tuy nhiên quan điểm cá nhân của người viết cho rằng các Thừa phát lại cần ký tên vào các trang hình ảnh này để thể hiện trách nhiệm của mình trong đó). HÌNH ẢNH ĐÍNH KÈM VI BẰNG trong trường hợp thứ hai được đóng dấu giáp lai của Văn phòng Thừa phát lại.
(**) VỀ VIDEO (cũng như đoạn ghi âm): Các Thừa phát lại sẽ trích xuất ra đĩa DVD như một tài liệu đính kèm vi bằng. Đặt tên mỗi file video trong đĩa DVD phù hợp với nội dung video đề cập nhằm giúp người đọc dễ dàng trong việc tìm hiểu nội dung vi bằng (ví dụ: Video ghi nhận bà A từ chối nhận thông báo, Video ghi nhận việc bảo vệ của công ty X ngăn cản không cho xe của công ty Y vào công trường....)
Vui lòng dẫn nguồn nếu đăng tải lại bài viết này. Cảm ơn!
Hình ảnh đính kèm vi bằng ghi chỉ ghi chú thứ tự các hình
Hình ảnh đính kèm vi bằng có mô tả theo các hình
Cá biệt, một số vi bằng do các văn phòng Thừa phát lại khác lập mà bản thân người viết có dịp tham khảo thì không mô tả gì vào hình ảnh mà chỉ ghi chú rằng đó là HÌNH ẢNH ĐÍNH KÈM VI BẰNG.Cách thứ hai có ưu điểm là bố cục, cách trình bày vi bằng sẽ đẹp hơn cách thứ nhất. Tuy nhiên, người đọc khó theo dõi và khó hình dung nội dung, sự kiện hành vi lập vi bằng hơn cách thứ nhất.
HÌNH ẢNH ĐÍNH KÈM VI BẰNG nên được chèn vào giấy A4 và in ra bằng máy in màu, tránh trường hợp in đen trắng hoặc ra từng bức ảnh như tiệm chụp hình.
Các văn phòng Thừa phát lại cũng thắc mắc là đóng dấu và ký vào các hình ảnh này như thế nào? Đối với cách thứ nhất ở trên thì Thừa phát lại đã ký vào từng trang vi bằng nên không có gì phải bàn. Đối với cách thứ hai, Thừa phát lại có thể ký vào từng trang HÌNH ẢNH ĐÍNH KÈM VI BẰNG hoặc không (tuy nhiên quan điểm cá nhân của người viết cho rằng các Thừa phát lại cần ký tên vào các trang hình ảnh này để thể hiện trách nhiệm của mình trong đó). HÌNH ẢNH ĐÍNH KÈM VI BẰNG trong trường hợp thứ hai được đóng dấu giáp lai của Văn phòng Thừa phát lại.
(**) VỀ VIDEO (cũng như đoạn ghi âm): Các Thừa phát lại sẽ trích xuất ra đĩa DVD như một tài liệu đính kèm vi bằng. Đặt tên mỗi file video trong đĩa DVD phù hợp với nội dung video đề cập nhằm giúp người đọc dễ dàng trong việc tìm hiểu nội dung vi bằng (ví dụ: Video ghi nhận bà A từ chối nhận thông báo, Video ghi nhận việc bảo vệ của công ty X ngăn cản không cho xe của công ty Y vào công trường....)
Đĩa DVD hình ảnh đính kèm vi bằng
Đối với các vi bằng mà hình ảnh được sao chụp nhiều thì ngoài việc chèn hình như 2 cách nêu trên thì cũng cần đưa tất cả các hình ảnh sao chụp được vào đĩa DVD như thế này. Các đĩa DVD đều có ghi chú là HÌNH ẢNH ĐÍNH KÈM VI BẰNG hoặc ÂM THANH ĐÍNH KÈM VI BẰNG (nếu chỉ có file âm thanh). Bên dưới là dòng chữ kèm theo vi bằng số.... lập ngày bao nhiêu, có thể có thêm dòng chữ nội dung, sự kiện lập vi bằng.... Đĩa DVD này được làm thành 3 bộ tương ứng với 3 bản chính vi bằng và Thừa phát lại phải ký tên vào đĩa DVD này, văn phòng Thừa phát lại đóng dấu lên đĩa.Vui lòng dẫn nguồn nếu đăng tải lại bài viết này. Cảm ơn!
========================================
Mọi sự quan tâm hay yêu cầu hỗ trợ về Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI QUẬN THỦ ĐỨC
ĐỊA CHỈ: 41 Nguyễn Văn Bá, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
HOTLINE: 01234 112 115 - 0906 311 132
ĐIỆN THOẠI: (84 8) 228 198 FAX: (84 8) 37 228 126
EMAIL: vanphongthuaphatlai@gmail.com
ĐẶT CÂU HỎI TẠI MẠNG XÃ HỘI: https://www.facebook.com/vanphongthuaphatlai
Không có nhận xét nào: