Header Ads

Breaking News
recent

Cơ hội nghề nghiệp Thừa phát lại

(Hoailegal)-Vừa qua chuyên trang Tìm hiểu THỪA PHÁT LẠI-Tư vấn pháp luật miễn phí nhận được các thắc mắc của 1 bạn có tên là Nguyễn Bích Ngọc, sinh viên năm thứ 4 của Đại học Luật Hà Nội về cơ hội nghề nghiệp trong nghề Thừa phát lại và những khó khăn của Thừa phát lại hiện tại. Các câu hỏi như sau:

Ông Nguyễn Tiến Pháp, Trưởng văn phòng Thừa phát lại Quận 10
đại diện các văn phòng Thừa phát lại phát biểu trong 1 hội nghị Thi hành án dân sự
"Chào ad, ad cho em hỏi, em mới tìm hiểu về thừa phát lại và em khá quan tâm đến loại hình này. Em đang là sinh viên năm 4 đang theo học trường Đại học Luật Hà Nội, em giờ muốn đi theo nghề này vậy thì ở HN có văn phòng nào mở chưa ạ và em muốn học thì học ở đâu ạ? 

Cho em hỏi là cơ hội để đi theo ngành nghề này có rộng mở không ạ? 

Có những khó khăn gì khi đi theo ngành nghề này không, em thấy nếu học luật sư là nghề vất vả quá ạ"

Chuyên trang Tìm hiểu về Thừa phát lại xin trích đăng trả lời như sau:


Hà Nội được chọn là 1 trong 12 địa phương tiếp theo thí điểm chế định Thừa phát lại (sau Tp.HCM), theo tiến trình thí điểm thì từ giờ đến hết năm nay, ở Hà Nội sẽ thành lập văn phòng Thừa phát lại, còn hiện tại thì chưa có văn phòng nào. Thừa phát lại là 1 chế định đang thí điểm, là 1 nghề luật mới, vậy nên, hiện tại chưa có các lớp học, đào tạo định kỳ như công chứng viên, luật sư... mà chỉ có những lớp đào tạo ngắn hạn, thời điểm thì tùy thuộc vào từng giai đoạn thí điểm (như hai lớp đào tạo trong tháng 8 vừa rồi ở Hà Nội và Tp.HCM). Để tham gia vào lớp này đòi hỏi 1 số điều kiện nhất định mà bạn là sinh viên năm 4 chưa thể đáp ứng được. Tuy nhiên, nếu muốn tìm hiểu về chế định này thì có thể lên các chuyên trang Thừa phát lại để tham khảo.

Với vai trò là những người tiên phong trong nghề Thừa phát lại, chúng tôi khẳng định, cơ hội nghề nghiệp của nghề này là rất rộng mở! Bởi vì, thứ nhất, đây là 1 nghề mới với 4 loại việc (thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án tương đương chi cục thi hành án dân sự; lập vi bằng; tống đạt văn bản). Những loại việc này hiện nhu cầu rất là cao, đặc biệt là nhu cầu về lập vi bằng và tổ chức thi hành án. Thứ hai, tuy nhu cầu về các loại việc của Thừa phát lại rất cao như vậy nhưng hiện nay số lượng Thừa phát lại và các văn phòng Thừa phát lại còn rất ít. Do đó, sự cạnh tranh chưa cao; cơ hội để chúng ta khai phá nghề này là rất tiềm năng. Ví dụ để bạn so sánh, ở TP.HCM hiện tại có khoảng mấy nghìn luật sư và trên dưới 1000 tổ chức hành nghề luật sư. Trong khi đó, số lượng Thừa phát lại đang hành nghề hiện tại ở TP.HCM chỉ có mấy chục người và số văn phòng chỉ đếm trên đầu ngón tay!

Về khó khăn khi đi theo nghề này, chủ yếu xuất phát từ sự mới mẻ của nó đối với người dân. Nhiều người dân chưa biết đến Thừa phát lại cùng các công việc của Thừa phát lại nên mặc dù có nhu cầu nhưng không biết để tìm đến nhờ Văn phòng Thừa phát lại hỗ trợ. Ngoài ra, 1 số khó khăn xuất phát từ sự thiếu hợp tác từ một số ít cơ quan nhà nước do chưa nhìn nhận đầy đủ về vị trí, chức năng cũng như thẩm quyền của Thừa phát lại. Nói chung, các khó khăn trên xuất phát từ khâu tuyên truyền chưa đồng bộ và việc ban hành văn bản điều chỉnh Thừa phát lại chưa thật đầy đủ, chi tiết! Sắp tới, với chủ trương mở rộng việc thí điểm, những khó khăn trên sẽ được giải quyết!

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.